Lưu trữ tác giả: vietfurniture

Vật liệu tự nhiên – Dấu vết của vẻ đẹp nguyên bản

Từ thời tiền sử đến thời hiện đại, vật liệu tự nhiên luôn song hành với con người – không chỉ như phương tiện sinh tồn, mà còn là chất liệu của ký ức, của mơ ước và sáng tạo. Trong một thế giới đang ngày càng công nghiệp hóa, số hóa, và sự đồng hóa trong cái đẹp nhân tạo, vật liệu tự nhiên nhắc ta nhớ về những giá trị nhân học – những giá trị gắn liền với bản thể con người, với văn hóa, tập quán, ký ức tập thể và mối quan hệ sâu xa giữa con người và môi trường sống. Không chỉ là vật liệu – chúng là di sản cảm xúc – mang theo ký ức sống, đồng hành với thời gian, và mở ra một thẩm mỹ mới: sâu sắc, có trách nhiệm, và nhân văn.

Giá Trị Của Vật Liệu Tự Nhiên

 

Vật liệu tự nhiên có khả năng hòa nhập một cách mượt mà vào môi trường xung quanh. Khi được ứng dụng trong thiết kế nội thất, chúng tạo ra sự hòa hợp với môi trường cảnh quan. Vật liệu tự nhiên cũng có khả năng lão hóa một cách duyên dáng. Không giống như các vật liệu tổng hợp dễ xuống cấp theo thời gian, các yếu tố tự nhiên lại phát triển lớp “patina” đặc trưng – một vẻ đẹp nhuốm thời gian – làm tăng thêm nét cá tính và quyến rũ cho không gian sống. Nội thất gỗ trở nên ấm áp hơn, mặt đá mang vẻ đẹp phong trần theo năm tháng, khiến không gian càng thêm hấp dẫn khi mang thêm lớp phong bụi của thời gian. 

Chất Liệu Của Ký Ức

 

Vẻ đẹp trong thời đại hiện nay không còn đơn thuần là hình thức hài hòa mà là sự lên tiếng – về điều thế giới đang thiếu và khao khát. Cái đẹp gắn với tự nhiên và bền vững, do đó, trở thành một lời phản biện với sự nhân tạo, tiêu dùng nhanh và lối sống công nghiệp. Tự nhiên và bền vững như một “ẩn dụ thẩm mỹ” cho sự mưu cầu về những giá trị nguyên bản và chân thật.

 

Con người là sinh vật xúc giác – nhưng nền văn minh thị giác đã khiến ta quên mất điều đó. Khi chạm vào vật liệu tự nhiên, cảm giác ấy gợi lại bản năng nguyên thủy: chạm vào thân cây, đất, nước, lửa, đá – thứ mà tổ tiên ta từng dựa vào để sống sót. Tâm lý học tri giác cũng cung cấp cho ta một lời giải thích. Vật liệu tự nhiên thường đem lại cảm giác xúc giác (tactility) mạnh mẽ và trung thực hơn. Khi chạm vào tre, gỗ hay đá, người ta có cảm giác về nhiệt độ, độ nhám, sức nặng, độ thô mộc – những điều đó truyền tải cảm giác tin cậy và gắn bó. Đó là cảm giác mà vật liệu nhân tạo – vốn được thiết kế để đồng đều,  ít thỏa mãn xúc giác và thường không làm được. 

Thẩm mỹ tự nhiên – Một lời phản biện với cái đẹp nhân tạo 

 

Vật liệu tự nhiên không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh học, mà còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng nguyên sơ của con người về thế giới. Vì thế, trong vô thức tập thể (collective unconscious), vật liệu tự nhiên là một ký ức bản thể – là nơi con người từng gắn bó, trú ngụ, tồn tại. Do đó, khi ta chạm vào gỗ, cảm nhận vân đá, hay ngồi trên một chiếc ghế mây tre, ta không chỉ đang tương tác với một vật thể vật lý, mà đang được “nhớ lại” – một thứ cảm giác nguyên sơ, an toàn, được bao bọc. Vẻ đẹp ở đây mang tính cảm nghiệm, hơn là hình ảnh hóa. Vật liệu tự nhiên thường có độ ấm, độ xốp, tính hấp thụ âm thanh, khả năng thay đổi màu sắc theo ánh sáng hay theo thời gian sử dụng – tất cả tạo nên một loại tương tác xúc giác và cảm giác sinh học mà vật liệu nhân tạo khó sao chép hoàn toàn.

Vật liệu tự nhiên không chỉ là thứ ta dùng, mà là thứ ta từng thuộc về. Trong từng vân gỗ, nhánh tre, viên đá – là những câu chuyện không lời mà ta vẫn cảm nhận được bằng tay, bằng mắt, bằng cả ký ức thẳm sâu.
trong góc nhìn phương đông

 

Triết lý phương Đông, đặc biệt là tư tưởng Đạo học, không xem thế giới vật chất là thứ để “chinh phục”, mà là thứ để “cộng sinh”. Vật liệu tự nhiên vì thế không chỉ là chất liệu để chế tác, mà là bạn đồng hành – mang khí, mang hồn. Trong mối liên hệ này, vật liệu tự nhiên trở thành một đối tượng sống, có tinh thần. Một phiến đá không phải để “tạc” mà để “hiểu”. Một thanh gỗ không để “uốn nắn”, mà để “đối thoại”. Văn hóa công nghiệp cổ vũ việc khai thác, kiểm soát vật chất. Trong khi văn hóa thủ công, triết lý sống Đông phương – vốn có tính “đồng hành” – dạy ta sống cùng, lắng nghe, và hòa mình với vật chất.

 

Đặc biệt là ở Việt Nam, các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, mà còn nắm giữ và truyền tải linh hồn, giá trị văn hóa, bản sắc thông qua chất liệu tự nhiên. Vật liệu ở đây không đơn thuần là công cụ – nó là nhân vật, là đồng hành, là người kể chuyện. Một cái ghế mây tre không chỉ để ngồi – nó là ký ức, là gợi nhắc về bản địa, về nếp văn hóa địa phương. Chính vì thế, thẩm mỹ của tự nhiên không tách rời khỏi bản sắc văn hóa.

Vật liệu tự nhiên là ngôn ngữ của ký ức. Mỗi đường vân, vết sứt, lớp bạc màu là những câu chuyện, như thể không gian đang lưu giữ giọng nói của thời gian. Việc sử dụng vật liệu tự nhiên – không phải vì hoài cổ hay lãng mạn hóa truyền thống – mà vì đó là cách để xây dựng không gian sống như một phần tiếp nối của đời sống văn hóa. Vật liệu tự nhiên – thô, cũ, đôi khi không hoàn hảo – có thể chính là thứ giữ lại nhân tính, giữ lại trí nhớ, giữ lại cảm thức người ở giữa một thế giới đang dần được lập trình hóa.

GẠCH GỐM BÁT TRÀNG – BẢN SẮC TRUYỀN THỐNG TRONG KHÔNG GIAN ĐƯƠNG ĐẠI

Tinh Hoa Gốm Bát Tràng

Gạch cổ Bát Tràng là sản phẩm gốm sứ xây dựng gắn liền với lịch sử, văn hóa lâu đời của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng. Hình ảnh những sân đình gạch đỏ, ngôi nhà cổ 3 gian truyền thống của những gia đình quyền quý thời xưa đã đi sâu vào tâm trí bao thế hệ.

 

Đây là sản phẩm tinh hoa của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, được chắt lọc qua hàng trăm năm lịch sử. Từ những bàn tay lành nghề của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng – ngôi làng ven sông Hồng với hơn 700 năm tuổi – từng viên gạch ra đời mang theo câu chuyện của đất, nước, lửa và con người.

 

Gạch gốm Bát Tràng được làm từ loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, kết hợp với kỹ thuật nung thủ công ở nhiệt độ cao. Nhờ vậy, sản phẩm có độ bền vượt trội, màu sắc tự nhiên, và đặc biệt là khả năng “thở” cùng thời gian – càng dùng lâu càng đẹp, càng mang dáng dấp cổ kính, trầm mặc.

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu thêm

 

Chất liệu mang hồn đất Việt

Gạch có màu sắc đa dạng, từ đỏ nâu truyền thống đến các gam xám, vàng đất, men rạn hoặc không tráng men, tạo nên một vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi mà vẫn giàu chiều sâu thẩm mỹ. Bề mặt có thể thô ráp, in vân tay thủ công hoặc được trang trí hoa văn tinh xảo, mang lại cảm giác vừa hiện đại vừa gợi nhớ về ký ức xưa cũ.

Gạch Ốp Tường

Image Box text

Gạch Phòng Tắm

Image Box text

Gạch Trang Trí

Image Box text

Ứng dụng linh hoạt trong thiết kế không gian

Từ lát nền sân vườn, lát tường, ốp mặt tiền, cho đến các công trình kiến trúc, resort, boutique hotel hay không gian nhà ở mang phong cách Indochine và Tropical, gạch gốm Bát Tràng đều có thể trở thành điểm nhấn độc đáo. Không chỉ tạo nên hiệu ứng thị giác ấm áp, chúng còn góp phần kết nối con người với thiên nhiên và truyền thống.

 

 

Sự hòa quyện giữa truyền thống và đương đại

Gạch gốm Bát Tràng là minh chứng sống động cho khả năng thích nghi của làng nghề truyền thống trước dòng chảy hiện đại. Những thiết kế mới mang tính tối giản, hình khối đương đại, nhưng vẫn giữ được cái hồn gốm Việt, đang dần trở thành xu hướng vật liệu yêu thích của các kiến trúc sư và nhà thiết kế không gian sáng tạo.